File function.php trong WordPress là gì?

Nếu bạn có đọc qua bài viết Cách tạo Child theme trong WordPress, thì bạn sẽ biết khi tạo Child theme, mình cần tạo trong thư mục Child 2 file là style.cssfunction.php. File function.php này tồn tại trong thư mục theme cha, và khi tạo child theme, bạn bắt buộc phải tạo file này dù có thể nó không có nội dung gì. Đây là một file quan trọng của theme WordPress mà không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu xem file function.php trong wordpress là gì, tại sao nó lại quan trọng như vậy nhé?

Function.php là gì?

Tệp Function.php hoạt động giống như một lõi của theme WordPress, đó là nơi bạn khai báo các tính năng cho theme để giúp bạn có giao diện hoạt động như ý muốn. Như bạn cũng biết là trong WordPress, khi cần thêm một chức năng nào đó, chúng ta có thể cài đặt plugin để thêm vào một cách dễ dàng. Tuy nhiên, với những người thiết kế wordpress chuyên nghiệp, họ thường hạn chế cài plugin cho những tính năng đơn giản có thể code được. Và để tích hợp các tính năng vào website, họ cần đặt mã code vào trong file funtion.php sau đó dùng hàm để gọi các tính năng đó vào các vị trí cụ thể trên giao diện.

Điều này có nghĩa là, thay vì bạn cài đặt một plugin WordPress để thực hiện chức năng gì đó, bạn có thể chèn code trực tiếp vào file function.php. Tất nhiên bạn phải biết code các chức năng mình đang cần, hoặc tìm và copy nó trên mạng. Việc sử dụng code thay vì plugin sẽ giúp WordPress bớt nặng và an toàn hơn, vì dùng plugin đôi khi nó sẽ thừa tính năng không cần thiết, hoặc dễ dàng bị tấn công.

Ngoài ra, bạn có thể khai báo thêm các thành phần khác trong function.php như là menu mới, các sidebar, widget, các trường cho bài viết, các loại bài viết mới,…

>> Học wordpress tại Thietkewebchuan.com.

Có sự khác biệt giữa việc sử dụng plugin và function.php

Một plugin WordPress:

  • Chỉ thực hiện khi được kích hoạt riêng lẻ thông qua bảng Plugins.
  • Áp dụng cho tất cả các giao diện, mỗi lần cài giao diện mới các tính năng của plugin đã cài đặt vẫn còn đó.
  • Được lưu trữ trong wp-content/plugin, thường là trong thư mục con.

Một file Function:

  • Chỉ thực hiện trong một giao diện nào đó nhất định, vì nó là một tập tin của giao diện. Nếu thay đổi giao diện, bạn phải copy code chức năng vào file function.php của giao diện mới.
  • Được lưu trữ với mỗi giao diện trong thư mục của giao diện đó.
  • Mỗi giao diện có file function.php riêng, nhưng chỉ các file function nằm trong giao diện được kích hoạt là có tác dụng.

Nếu bạn có sử dụng Child Theme, file function.php trong Child theme wordpress sẽ kế thừa thay thế các đoạn mã trùng lặp cho file function.php trong Theme gốc.

Sử dụng file function, bạn có thể:

  • Sử dụng WordPress Hook, bộ sưu tập lớn các hành động và bộ lọc WordPress có thể thay đổi hầu hết mọi thứ mà WordPress làm. Ví dụ: với bộ lọc excerpt_length, bạn có thể thay đổi độ dài Bài đăng của bạn (từ mặc định là 55 từ).
  • Bật các tính năng của WordPress theme như add_theme_support () để bật hình thu nhỏ bài đăng, định dạng bài đăng và menu điều hướng.
  • Thêm các chức năng bạn muốn sử dụng lại trong từ các giao diện khác.

Chú ý: nếu một Plugin WordPress gọi cùng chức năng hoặc bộ lọc, như bạn làm trong function.php, Website của bạn có thể bị lỗi.

Khi nào nên dùng function.php?

Việc sử dụng quá nhiều plugin sẽ khiến website của bạn trở nên rối rắm, nặng hơn, database phình to hơn. Hơn nữa, một số plugin thiếu an toàn sẽ khiến website của bạn trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ tấn công.

Do đó, khi cần những tính năng cơ bản, có thể code được, hoặc có sẵn mã code được chia sẻ trên cộng đồng WordPress, bạn nên tận dụng chúng bằng cách chèn vào file function.php. Điều này có đôi chút khó khăn với những người mới, hay làm tốn thời gian của bạn, nhưng nó sẽ giúp website của bạn chuyên nghiệp và gọn gàng hơn rất nhiều.