CSS3 là gì và nó quan trọng thế nào?

CSS3 là gì?

CSS3 là viết tắt của Cascading Style Sheets (phiên bản thứ 3). Nó là ngôn ngữ lập trình sử dụng cho website để định dạng giao diện và bố cục của nó. Cùng với HTML, CSS là nền tảng cho thiết kế giao diện web. Nếu không có CSS, các trang web chỉ hiện ra là văn bản thuần túy trên nền trắng.

Trước sự phát triển của CSS vào năm 1996 bởi World Wide Web Consortium (W3C), các trang Web rất hạn chế về cả hình thức và chức năng. Các trình duyệt ban đầu trình bày một trang dưới dạng siêu văn bản – văn bản thuần túy, hình ảnh và liên kết đến các trang siêu văn bản khác. Không có bố cục nào để hiển thị, chỉ đơn thuần là các đoạn văn chạy trên trang trong một cột duy nhất.

CSS3 là gì?

CSS xử lý một phần giao diện của trang web bên cạnh html. Sử dụng CSS, bạn có thể kiểm soát màu sắc của văn bản, kiểu phông chữ, khoảng cách giữa các đoạn văn, cách các cột được định kích thước và bố cục, hình ảnh hoặc màu nền nào được sử dụng, thiết kế bố cục, các biến thể hiển thị cho các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau cũng như hàng loạt các hiệu ứng khác.

CSS cho phép một số đổi mới đối với bố cục trang web, chẳng hạn như khả năng:

  • Chỉ định phông chữ khác với phông chữ mặc định cho trình duyệt
  • Chỉ định màu sắc và kích thước của văn bản và liên kết
  • Áp dụng màu sắc cho nền và các phần tử trong giao diện
  • Chứa các phần tử trang web trong các nhóm và hiện thị chúng đến các vị trí cụ thể trên trang

Trình duyệt thương mại đầu tiên đọc và sử dụng CSS là Internet Explorer 3 của Microsoft vào năm 1998. Cho đến ngày nay, việc hỗ trợ các chức năng CSS nhất định có sự khác nhau giữa các trình duyệt. W3C, vẫn giám sát và tạo ra các tiêu chuẩn Web, gần đây đã phát hành một tiêu chuẩn mới cho CSS – CSS3. Với CSS3, các nhà phát triển hy vọng rằng tất cả các trình duyệt chính sẽ đọc và hiển thị mọi hàm CSS theo cùng một cách.

CSS hoạt động như thế nào?

Để hiểu cơ bản về cách hoạt động của CSS, trước tiên bạn phải hiểu một chút về mã nguồn. Các nhà phát triển web sắp xếp các trang theo “mô hình hộp”. Trang Web là một loạt các hộp, mỗi hộp chứa một phần tử rời rạc. Các hộp này được lồng vào nhau, bên trong hộp khác.

Ví dụ: phần đầu của trang là một hộp và nó chứa một số hộp nhỏ hơn bao gồm tất cả các yếu tố tạo nên tiêu đề: logo, ​​menu điều hướng, nút mạng xã hội, nút giỏ hàng,… Bằng cách sử dụng CSS, nhà phát triển chỉ định kiểu cho “hộp đầu trang “, bao gồm chiều rộng, chiều cao, hình nền, màu viền, khoảng cách giữa các nội dung,… Các kiểu phông chữ được áp dụng cho phần đầu trang phân tầng xuống tất cả các

CSS3 & HTML5

HTML & CSS

Có thể nói HTML và CSS sinh ra là để dành cho nhau, chúng cần nhau để hoạt động và tạo nên một website trực quan. Bản thân việc học HTML chỉ tạo ra những đoạn “siêu văn bản” nó có thể hiển thị toàn bộ nội dung trang web bao gồm chữ, bảng, hình ảnh,… một cách lộn xộn trên một nền trắng. CSS đóng vai trò định dạng cho các nội dung đó, sắp xếp chúng vào những vị trí cụ thể, làm cho chúng trông gọn gàng và đẹp mắt hơn.

Việc kết hợp HTML và CSS sẽ cho ra một giao diện website tĩnh đẹp mắt, trực quan và làm cho trải nghiệm của người dùng tốt hơn.